Cơ quan Quản lý Tài chính FCA là cơ quan giám sát tự quản, chịu trách nhiệm quản lý và ủy quyền cho các thị trường tài chính và các công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Vương quốc Anh. Tổ chức này cũng chịu trách nhiệm trước Bộ Ngân khố Anh và Nghị viện Anh. FSA - Financial Services Authority (Cơ quan Dịch vụ Tài chính), tiền thân của FCA hiện tại, đã bị cáo buộc nhiều vụ bê bối trong đợt khủng hoảng kinh tế gần đây tại Vương quốc Anh. Từ cuộc khủng hoảng, chính phủ Anh đã phê duyệt những cải cách hệ trọng, dẫn đến việc thành lập FCA và Cơ quan Quản lý An toàn (PRA) – hai cơ quan quản lý cách tân. Những cải cách này đã mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành dịch vụ tài chính, giúp nó trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Cốt lõi của cuộc cải cách là các sàn Forex trước đây được FSA cấp phép và giám sát giờ đây sẽ chịu sự ủy quyền hoàn toàn bởi FCA và PRA. Hai cơ quan quản lý mới được trao quyền can thiệp và ngăn chặn các phương thức thực hành trong ngành nếu chúng vi phạm các quy định đã đặt ra, và không cần chờ đến thời điểm sau khi xảy ra các vi phạm mới được thi hành các biện pháp kỷ luật đó. FCA đảm bảo rằng mọi hoạt động tài chính phải duy trì được đạo đức kinh doanh và tính chính trực, và mọi nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch đều được đối xử công bằng để nền kinh tế có thể phát triển toàn diện. Chỉ riêng tại Vương quốc Anh, FCA giám sát hoạt động kinh doanh của hơn 56.000 công ty (bao gồm cả các sàn Forex được FCA cấp phép). Ngoài ra FCA cũng đảm nhiệm công tác quản lý an toàn cho hơn 18.000 doanh nghiệp. Mọi thứ liên quan đến tài chính, từ thẻ tín dụng, các khoản vay, lương hưu cho đến các khoản đầu tư lớn vào các tổ chức tài chính khổng lồ có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế, bằng cách này hay cách khác, đều nằm trong quyền kiểm soát của FCA.
FCA có ba mục tiêu chính được ưu tiên hàng đầu; đầu tiên và quan trọng nhất là bảo vệ khách hàng bằng mọi giá, thông qua việc cung cấp bảo mật tài chính, thứ hai là giám sát các thị trường tài chính bằng cách gìn giữ đạo đức và tính trung thực của toàn bộ hệ thống tài chính của Vương quốc Anh, và thứ ba là mang lại một môi trường an toàn và cạnh tranh cho khách hàng với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. FCA cũng hợp tác với các hội nhóm người tiêu dùng, hiệp hội thương mại, ban chuyên môn, cơ quan quản lý trong nước, thành viên cơ quan lập pháp khối EU, cũng như nhiều bên liên quan khác. Hội đồng quản trị FCA gồm 10 thành viên: John Griffith-Jones - Chủ tịch, Andrew Bailey - Giám đốc điều hành, Catherine Bradley, Amelia Fletcher (được trao Huân chương Đế quốc Anh – OBE), Bradley Fried, Nam tước Sarah Hogg, Ruth Kelly, Jane Platt, Sam Woods và Christopher Woolard -Giám đốc Chiến lược và Cạnh tranh.
FSCS được thành lập vào năm 2001, là một bộ phận của FCA và thể theo Đạo luật Thị trường và Dịch vụ Tài chính năm 2000 (FSMA), cung cấp bảo hiểm tiền nạp và kế hoạch bồi thường để bảo vệ tài sản của những nhà đầu tư liên quan đến các công ty dịch vụ tài chính do FCA cấp phép. Về cơ bản, khi một công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính của họ đối với khách hàng, FSCS sẽ can thiệp và bồi thường tổn thất tài chính mà khách hàng đó phải gánh chịu. Chương trình bồi thường của FSCS được tài trợ từ nguồn thuế từ các công ty được PRA và FCA cấp phép, bao gồm các khoản tiền nạp, chính sách bảo hiểm, môi giới bảo hiểm (bao gồm các đại lý du lịch và nhà cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng bán chính sách nói trên), các khoản đầu tư, thế chấp và thỏa thuận thế chấp. Ngoài ra, các công ty châu Âu được cơ quan quản lý nhà nước Anh cấp phép cũng được bảo vệ bởi FSCS. Các dịch vụ bồi thường do FSCS cung cấp hoàn toàn miễn phí và tự động, và bạn sẽ được hoàn trả những tổn thất nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với nhà cung cấp tài chính của bạn hoặc khi họ không đủ khả năng thanh toán các khiếu nại yêu cầu bồi thường. Hoàn toàn hợp lý khi FCA và PRA đặt ra các giới hạn liên quan đến mức độ bảo vệ do FSCS cung cấp. Theo đó, các yêu cầu bồi thường liên quan đến tiền nạp, bảo hiểm nhân thọ và chính sách bảo hiểm chung đều được PRA giám sát, và các loại bồi thường kinh doanh khác sẽ được FCA phê duyệt. Trong trường hợp công ty phá sản, các ngân hàng, tổ chức xây dựng, hiệp hội tín dụng và công ty đầu tư do Vương quốc Anh cấp phép (bao gồm cả các sàn Forex) có thể nhận được số tiền lên đến 85.000 bảng Anh (tính đến năm 2017) cho mỗi cá nhân, và nếu tiền tiết kiệm nằm trong tài khoản đồng sở hữu, thì số tiền bồi thường sẽ tăng gấp đôi và có thể đạt mức 170.000 bảng Anh.
Để xác minh liệu một công ty tài chính có được cấp phép bởi FCA hay không, bạn phải vào đường dẫn https://register.fca.org.uk/ và tìm kiếm tên công ty để tra khảo thông tin bạn cần. Ở đầu trang, bạn sẽ thấy hộp tìm kiếm với mô tả sau đây: “Tìm kiếm theo tên công ty, thành viên, sản phẩm, số tham chiếu hoặc mã bưu điện.” Bạn có thể dùng bất kì thông tin nào trong số này để tìm hiểu về công ty mà bạn quan tâm, chỉ cần bảo đảm rằng chúng được viết đúng chính tả để tránh gây ra nhầm lẫn. Dưới hộp tìm kiếm, ở bên góc trái, sẽ có một lựa chọn khác là “Tìm kiếm nâng cao”, bạn có thể dùng nó để tra khảo thông tin theo các bộ lọc cụ thể hơn. Tại đây, bạn có thể nêu cụ thể hình thức kinh doanh mà bạn đang tìm kiếm chẳng hạn như Công ty, Cá nhân hoặc Chương trình đầu tư tập thể, cũng như tình trạng của công ty (được cấp phép, chưa được cấp phép, v.v.)